RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ: GIẢI PHÁP NÀO LÀ HIỆU QUẢ?

Trẻ nhỏ rất dễ mắc phải các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi… Nếu ba mẹ không có giải pháp giúp con cải thiện tình trạng này, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con.
Brauer Việt Nam mời ba mẹ cùng tham khảo nội dung bài viết này để hiểu hơn về rối loạn tiêu hóa ở trẻ và bỏ túi những giải pháp hay giúp con luôn khỏe mạnh.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì và những biểu hiện cụ thể
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt một cách bất thường, gây nên đau bụng và có những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Nếu kéo dài, sẽ dẫn đến tình trạng trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra, nếu lúc nhỏ trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể diễn tiến thành mãn tính và sau này lớn lên sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng này.
Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa ở trẻ gồm:
Đau bụng
Trẻ có thể bị đau bụng với các cơn đau khác nhau về mức độ, từ nhẹ đến đau quằn quại. Đau bụng thường xuất hiện ở vùng bụng dưới bên trái và đôi khi cũng có thể đau ở những vị trí khác. Với những trẻ nhỏ hơn, chưa biết nói thì ba mẹ có thể để ý biểu hiện trẻ khóc nhiều, chướng bụng, mặt đỏ, chân co lên bụng, tay nắm chặt…
Đầy hơi
Do sự lên men của các vi sinh vật hoặc tình trạng rối loạn chuyển hóa tinh bột trong hệ tiêu hóa mà trẻ có thể gặp các triệu chứng như đầy hơi, đi kèm sình bụng, bụng trướng to.
Táo bón
Tình trạng táo bón thường xảy ra nếu trẻ ăn những thực phẩm khó tiêu như thức ăn cứng, ít chất xơ, các loại đạm khó tiêu... Táo bón không chỉ gây đau đớn cho trẻ mà còn tạo ra nhiều tác động tâm lý tiêu cực khiến bé sợ đi vệ sinh, ăn kém, bỏ ăn,... và gây ảnh hưởng xấu tới đường ruột.
Nôn trớ
Hầu hết trẻ nhỏ đều gặp phải tình trạng nôn trớ trong giai đoạn vài tháng đầu đời. Đây là hiện tượng sinh lý không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên nếu trẻ lớn sau 1 tuổi nhưng vẫn có biểu hiện nôn trớ thì đây có thể là hiện tượng bệnh lý. Nôn trớ kèm với tình trạng chậm tăng cân, sợ ăn… thì khả năng con bị rối loạn tiêu hóa hoặc đang mắc phải các bệnh lý về tiêu hóa.
Đi ngoài phân sống
Biểu hiện này là việc hệ tiêu hóa của trẻ mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Lượng vi khuẩn có hại tăng cao khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng kém và đào thải cặn bã bị rối loạn. Kết quả khiến trẻ đi ngoài phân sống do thức ăn không được tiêu hóa tốt.
Đi ngoài phân nát
Nguyên nhân trẻ đi ngoài phân nát là do hệ tiêu hóa đang gặp phải vấn đề nên thức ăn sẽ không được tiêu hóa tốt mà nhanh chóng bị đẩy ra ngoài nên trẻ sẽ dễ bị mất nước.
Chậm tăng cân
Mẹ có biết khi hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng kém khiến bé không nhận đủ nguồn dưỡng chất cần thiết để phát triển, dẫn đến tình trạng chậm tăng cân.
Giải pháp giúp con tiêu hóa khỏe, tăng cân nhanh
Để tránh phải đối diện với tình trạng trẻ rối loạn tiêu hóa, ba mẹ bỏ túi những giải pháp sau nhé.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh thực phẩm:
Hãy cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, thịt hầm… để tốt cho đường ruột của bé, lại dễ hấp thu dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn cho con. Ngoài 3 bữa chính nên cho bé ăn thêm các bữa phụ bằng hoa quả, sữa, sữa chua… để tăng cường dinh dưỡng cho trẻ phát triển. Cách chia nhỏ bữa ăn cũng tránh gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa nếu chỉ ăn thật nhiều vào 3 bữa chính.
Bữa ăn cần đa dạng và đảm bảo đầy đủ, cân bằng các nhóm chất: đạm, chất béo, bột đường, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Đặc biệt, vấn đề về vệ sinh thực phẩm luôn phải được đặt lên hàng đầu trong chế độ ăn uống của trẻ nhỏ. Ba mẹ cần lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, tươi sống, không chứa hóa chất bảo vệ thực vật và rửa sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn cho con.
Bổ sung men vi sinh cho con
Probiotic hay men vi sinh là những vi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng, duy trì sức khỏe và chống lại bệnh tật. Probiotic còn được gọi là lợi khuẩn, có tác dụng ngăn chặn khả năng bám dính và giảm lượng chất độc của vi khuẩn gây hại lên biểu mô ruột.
Probiotic luôn có sẵn trong chế độ ăn uống đầy đủ hàng ngày, có trong một số thực phẩm như sữa chua hay các sản phẩm lên men. Nguồn probiotic từ thực phẩm thường được xác định là an toàn, phù hợp cho sức khỏe tự nhiên.
Ngoài ra mẹ có thể tham khảo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Brauer Daily Digestion & Regularity Probiotic để giúp con hỗ trợ cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, bổ sung chất xơ giúp hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn.
Brauer Daily Digestion & Regularity Probiotic đã được thử nghiệm lâm sàng và chứng minh hiệu quả; Sản phẩm còn chứa 1 tỷ CFU lợi khuẩn và với công thức ba tác động:
✔️ Bổ sung Probiotic giúp tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh.
✔️ Chứa Fibregum là prebiotic - nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn, giúp chúng phát triển khỏe mạnh trong ruột.
✔️ Sự kết hợp giữa Actazin® + Fibregum™ - 2 nguồn chất xơ có nguồn gốc từ thực vật giúp bé đi tiêu dễ dàng, hạn chế tình trạng táo bón, khó tiêu ở trẻ.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ba mẹ bỏ túi những kiến thức bổ ích về rối loạn tiêu hóa ở trẻ, để vững tin đồng hành cùng con trong hành trình khôn lớn mỗi ngày.