KHOẢNG TRỐNG MIỄN DỊCH VÀ NHỮNG ĐIỀU BA MẸ CẦN BIẾT

KHOẢNG TRỐNG MIỄN DỊCH VÀ NHỮNG ĐIỀU BA MẸ CẦN BIẾT

Miễn dịch đối với trẻ nhỏ rất quan trọng, tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” lớn nhất. Đây là giai đoạn trẻ trở nên nhạy cảm đối với các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn như: Tiêu chảy, viêm đường hô hấp, hoặc dị ứng… 

Vậy ba mẹ cần lưu ý điều gì để con yêu luôn khỏe mạnh? Cùng theo dõi bài viết sau từ Brauer nhé.

Khoảng trống miễn dịch ở trẻ là gì?

Khoảng thời gian giao thoa từ khi trẻ 6 tháng tuổi đến độ tuổi lên 3 hay giai đoạn “bỏ trống” giữa hệ miễn dịch thụ động và chủ động chính là "khoảng trống miễn dịch". Vì vậy trong độ tuổi này, trẻ trở nên rất nhạy cảm đối với các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng từ môi trường bên ngoài.

Khi mới sinh, hệ miễn dịch của trẻ rất tốt nhờ hệ thống kháng thể nhận được từ khi còn trong bào thai. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, các kháng thể từ mẹ truyền sang con qua nhau thai. Quá trình này được gọi là "miễn dịch thụ động". 

Tuy nhiên "miễn dịch thụ động" không tạo ra được sức đề kháng lâu dài vì sau đó các kháng thể này bắt đầu giảm mạnh trong 6 tháng tiếp theo. Do vậy, mẹ cần cho bé bú ngay và bú mẹ hoàn toàn đến tháng thứ 6. Sữa mẹ sẽ giúp bé duy trì được khả năng phòng chống bệnh tật, trong khi hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh để tự sản xuất ra kháng thể.

Khi trẻ được 6 tháng tuổi trở đi, các kháng thể IgG có được từ miễn dịch thụ động đã giảm đi rất nhiều nhưng trẻ chưa có miễn dịch chủ động, cần đến khi trẻ được 3 tuổi thì hệ miễn dịch mới bắt đầu có khả năng tự sản sinh ra kháng thể bảo vệ cơ thể trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng.

Ba mẹ cần lưu ý gì khi con đang ở trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch?

Theo các chuyên gia y tế, việc giúp trẻ trải qua giai đoạn khoảng trống miễn dịch sẽ rất đơn giản, chỉ cần mẹ hiểu đúng, đủ về giai đoạn này và bổ sung đầy đủ cho trẻ vitamin, kháng thể hợp lý.

Để tăng cường miễn dịch cho trẻ trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”, cha mẹ cần lưu ý:

– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sau sinh và tiếp tục bú đến 24 tháng tuổi, giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng chống nhiều căn bệnh thường gặp như: Tiêu chảy, táo bón, viêm đường ruột.

– Duy trì chế độ ăn hợp lý, cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất như vitamin A, C, sắt, kẽm, magie, canxi…

– Cho trẻ ngủ sâu và ngủ đủ giấc để phát triển hệ miễn dịch.

– Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin giúp cơ thể tự sản sinh các miễn dịch chủ động để chống lại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Lao, sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não, viêm phổi…

– Cho trẻ vận động thường xuyên mỗi ngày để thúc đẩy những tế bào miễn dịch phát triển.

– Bảo vệ trẻ trước môi trường sống xung quanh, đồng thời rửa tay sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Ngoài ra, theo các chuyên gia y tế, ba mẹ có thể tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch bằng cách cho trẻ sử dụng sữa non. Các sản phẩm từ sữa non giúp trẻ vừa được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, vừa tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật.

Như vậy, một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ và khoa học hoàn toàn có thể giúp trẻ có được sự phát triển vượt trội cả về trí tuệ, thể chất, lẫn miễn dịch. Miễn dịch khỏe sẽ giúp trẻ phòng ngừa được các bệnh do virus, vi khuẩn, và chắc chắn đó là tiền đề để trẻ phát triển toàn diện.

Bài trước

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
THƯƠNG HIỆU ĐẾN TỪ ÚC

THƯƠNG HIỆU ĐẾN TỪ ÚC

Chất lượng an toàn

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Giao hàng trong vòng 1 ngày

DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Liện hệ qua Email và số điện thoại

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

Chúng tôi đánh giá cao sự bảo mật của bạn