HIỂU VỀ ĐỘ TUỔI “KHOẢNG TRỐNG MIỄN DỊCH” Ở TRẺ

HIỂU VỀ ĐỘ TUỔI “KHOẢNG TRỐNG MIỄN DỊCH” Ở TRẺ

Nhiều trẻ nhỏ bị tình trạng hay ốm vặt là do hệ quả của việc hệ miễn dịch cơ thể không được rèn luyện, để lại một khoảng trống chưa được “bù đắp”; Hay nói cách khác, “khoảng trống miễn dịch” chính là câu trả lời cho tình trạng trẻ nhỏ ốm nhiều.


Độ tuổi “khoảng trống miễn dịch” ở trẻ là khi nào?


Giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn khoảng trống miễn dịch. Giai đoạn này, kháng thể nhận từ sữa mẹ ít dần và trẻ bắt đầu tiếp xúc với nhiều nguồn thực phẩm mới trong khi hệ miễn dịch chưa tự sản sinh kháng thể. 


Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vô cùng mong manh, do đó dễ bị các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài tác động gây ốm vặt, bệnh vặt. Đây là thời gian vô cùng nhạy cảm của trẻ.


Trong khoảng thời gian từ 6 tháng tuổi đến khi trẻ 3 tuổi là giai đoạn bé thường học hỏi và thích khám phá mọi thứ xung quanh, nên các tác nhân gây bệnh rất dễ tấn công hệ miễn dịch. Do vậy, nhiều chuyên gia y tế đã khuyên các bậc phụ huynh cần hiểu đúng, hiểu đủ về giai đoạn này để bảo vệ con một cách tốt nhất.


Đặc điểm hệ miễn dịch của trẻ trong những năm đầu đời


Ba mẹ cần hiểu được các đặc điểm hệ miễn dịch của trẻ trong những năm đầu đời để có thể chăm sóc con yêu ở độ tuổi “khoảng trống miễn dịch” một cách tốt nhất.

hieu-ve-do-tuoi-khoang-trong-mien-dich-o-tre-em


Hệ miễn dịch của con chưa hoàn chỉnh


Trong 3 năm đầu đời, cơ thể của trẻ chưa có khả năng tổng hợp kháng thể để bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Hệ miễn dịch cũng chưa có nhiều “kinh nghiệm” trước các tác nhân gây bệnh ở môi trường xung quanh. Lúc này, hệ miễn dịch của trẻ phụ thuộc nhiều vào các kháng thể được cung cấp từ sữa mẹ và các nguồn thực phẩm khác.


Hệ miễn dịch thụ động của con phụ thuộc nhiều vào mẹ


Hệ miễn dịch thụ động của trẻ được hình thành ngay khi còn ở trong bụng mẹ. Những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi đã được nhận các kháng thể miễn dịch từ mẹ. Và sau khi chào đời, trẻ tiếp tục nhận kháng thể qua sữa non và sữa mẹ hoặc các nguồn thực phẩm khác. Đây là hệ miễn dịch thụ động của trẻ, nên mới nói hệ miễn dịch thụ động của con phụ thuộc rất nhiều vào người mẹ.


“Khoảng trống miễn dịch” tiềm ẩn nhiều mối nguy


Trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”, nếu trẻ không được tăng cường sức đề kháng đúng cách và kịp thời, sẽ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng như viêm đường hô hấp, dị ứng, tiêu chảy,.. dẫn đến tình trạng hệ miễn dịch suy giảm, hệ tiêu hóa kém hấp thu, thấp còi và kém phát triển trí tuệ.


Để bảo vệ con yêu được tốt nhất, đừng quên cho trẻ bú sớm và hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, kéo dài tiếp tục đến 24 tháng.
Hãy tiêm vacxin giúp hệ miễn dịch ghi nhận đặc điểm gây bệnh của một số loại virus từ đó kích hoạt hệ thống bảo vệ. Ba mẹ cần tiêm đủ vacxin cho con theo khuyến nghị của Bộ Y tế.


Ngoài ra, để hệ miễn dịch của trẻ được khỏe mạnh, ba mẹ cần thường xuyên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất với chế độ ăn cân bằng cùng những sản phẩm có thành phần kháng thể tự nhiên.


Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn về độ tuổi “khoảng trống miễn dịch” ở trẻ, để có những biện pháp chăm sóc trẻ tốt nhất.

Bài trước Bài sau

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
THƯƠNG HIỆU ĐẾN TỪ ÚC

THƯƠNG HIỆU ĐẾN TỪ ÚC

Chất lượng an toàn

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Giao hàng trong vòng 1 ngày

DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Liện hệ qua Email và số điện thoại

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

Chúng tôi đánh giá cao sự bảo mật của bạn