TRẺ CÓ SỨC ĐỀ KHÁNG YẾU, PHẢI LÀM SAO?

TRẺ CÓ SỨC ĐỀ KHÁNG YẾU, PHẢI LÀM SAO?

Con khỏe mạnh, sức đề kháng tốt là mục tiêu chung của rất nhiều bậc phụ huynh. Bởi sức đề kháng được coi như là một tấm khiên bảo vệ trẻ. Vậy nếu trẻ nhà bạn đang gặp tình trạng đề kháng yếu, ba mẹ phải làm sao?

Cùng tham khảo nội dung bài viết này để có thêm kiến thức chăm con khỏe mạnh ba mẹ nhé.

Dấu hiệu của sức đề kháng yếu

Sức đề kháng có thể hiểu đơn giản là khả năng cơ thể có thể chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hay các yếu tố ngoại lai khác. Nói cách khác, sức đề kháng giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc các bệnh lý về viêm nhiễm.

Nếu trẻ có các dấu hiệu như ốm vặt, thường mắc các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp, thường xuyên viêm xoang, cảm lạnh, viêm họng kèm theo các triệu chứng ho, sổ mũi, sốt nhẹ, chán ăn, khó ngủ… thì khi đó bé đang có sức đề kháng yếu.

Ngoài ra, ba mẹ nên chú ý thêm một số dấu hiệu sau:

Trẻ bị mất nước

Phụ huynh có thể nhận biết dấu hiệu mất nước nếu thấy môi trẻ bị khô nứt nẻ, dính hai bờ môi trên - dưới lại, ít khóc và nếu khóc thì không có nước mắt, mí mắt trũng xuống, da khô, lạnh, ít đi tiểu tiện, uống nhiều nước, buồn ngủ và hay quấy khóc.

Nếu tình trạng này kéo dài, cơ thể trẻ sẽ suy nhược, ốm yếu thường xuyên và ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.

Trẻ hay thèm đồ ngọt

Nhiều phụ huynh ít quan tâm đến dấu hiệu này. Tuy nhiên, với những trẻ ăn nhiều đồ ngọt hay thèm đường tinh luyện là dấu hiệu cho thấy sức khỏe bé đang dần bị yếu đi, đồng thời đây cũng là nguyên nhân góp phần làm suy giảm sức đề kháng. Phụ huynh nên hạn chế cho bé ăn đồ ngọt nhằm tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.

Rối loạn tiêu hóa

Trẻ có sức đề kháng yếu sẽ thường bị rối loạn tiêu hoá, nôn trớ trong hoặc ngay sau khi ăn, đi ngoài phân sống. Nếu ba mẹ không kịp thời phát hiện sẽ dẫn đến thiếu dinh dưỡng, trẻ ốm yếu, chậm phát triển... đồng thời bé cũng chậm chạp và ít có hứng thú vui chơi khiến tinh thần ít nhiều bị ảnh hưởng.

Trẻ biếng ăn

Khi có sức đề kháng yếu, cơ thể trẻ thường sẽ ủ rũ, mệt mỏi, trẻ hay ốm vặt nên sẽ cảm thấy chán ăn, không muốn ăn kể cả những món yêu thích. Nếu nhận thấy dấu hiệu sức đề kháng yếu này ở trẻ, mẹ nên tiếp tục theo dõi con và tìm ra hướng giải quyết thích hợp.

Vết thương của trẻ lâu lành

Các chuyên gia y tế cho biết thời gian lành vết thương của trẻ cũng là một trong những yếu tố đánh giá chính xác hệ miễn dịch ở trẻ. Vì vậy, phụ huynh đừng quên chú ý những vết thương, trầy xước lâu lành ở trẻ, bởi đó là dấu hiệu của sức đề kháng yếu, cần nhanh chóng tăng cường đề kháng cho trẻ.

Phải làm thế nào nếu trẻ bị sức đề kháng yếu?

Nếu trẻ có những dấu hiệu trên, ba mẹ phải làm sao? Cùng Brauer theo dõi tiếp nội dung bài viết này nhé.

Cụ thể:

➖ Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên và kéo dài đến khi bé được 2 tuổi, bởi trong sữa mẹ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao và chứa một lượng lớn miễn dịch tự nhiên.

➖ Với trẻ lớn hơn, ba mẹ nên chú ý bổ sung cho bé nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất từ rau củ, trái cây. Cho bé uống nhiều nước. Hạn chế cho ăn đồ ăn nhanh hay các thực phẩm chế biến sẵn.

➖ Cho trẻ tham gia nhiều hoạt động thể chất phù hợp với lứa tuổi của trẻ, tránh giữ trẻ ở lì trong nhà.

➖ Khi trẻ bị ốm, không nên chủ quan tự ý cho con uống thuốc kháng sinh hay bất cứ loại thuốc nào mà hãy đưa đến bệnh viện nhờ bác sĩ thăm khám.

➖ Bên cạnh đó, hãy bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác cho bé, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt hơn và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Việc cải thiện sức đề kháng cho con trẻ cần diễn ra trong thời gian dài nên ba mẹ cần kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, an toàn, lành tính nhằm đem lại hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ cải thiện để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

>> Xem thêm: Cách tăng đề kháng để bé vui đón hè

Cuối cùng, ba mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia để có cách tăng sức đề kháng cho bé phù hợp nhất. Hoặc có thể liên hệ Brauer để được hỗ trợ những sản phẩm bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, giảm nguy cơ mắc các bệnh do sức đề kháng kém.

Bài trước Bài sau

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
THƯƠNG HIỆU ĐẾN TỪ ÚC

THƯƠNG HIỆU ĐẾN TỪ ÚC

Chất lượng an toàn

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Giao hàng trong vòng 1 ngày

DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Liện hệ qua Email và số điện thoại

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

Chúng tôi đánh giá cao sự bảo mật của bạn