BẬT MÍ VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SƠ SINH

BẬT MÍ VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SƠ SINH

Hiểu và nắm rõ quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, ba mẹ sẽ biết cách chăm sóc trẻ hợp lý và khoa học. Nhờ đó, con sẽ được khôn lớn khỏe mạnh, bắt kịp đà tăng trưởng ổn định và hạn chế ốm vặt.

Đồng thời, khi con khỏe mạnh với hệ tiêu hóa hoạt động suôn sẻ cũng là nền tảng vững chắc để trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất lẫn tinh thần.

Quá trình phát triển của trẻ

Mời ba mẹ cùng tham khảo các giai đoạn phát triển của trẻ dưới đây:

Giai đoạn 1: bé từ 1 – 3 tháng

Khoảng thời gian từ khi chào đời đến khi bé được 3 tháng tuổi, cơ thể và hệ thống thần kinh của trẻ sẽ làm quen dần với thế giới bên ngoài bụng mẹ. Do vậy, mẹ có thể thấy trẻ bắt đầu có những thay đổi như:

- Biết cười và có thể cười đáp lại khi bố mẹ cười.

- Có thể nâng đầu và ngực lên cao khi được đặt trong tư thể nằm sấp. Điều này cho thấy hệ thần kinh và cơ-xương của trẻ đang dần phát triển từng ngày.

- Trẻ với tay sờ chạm và lấy vào những món đồ mà mình thích.

- Trẻ chăm chú nhìn theo những món đồ gây sự chú ý.

- Trẻ có thể cầm nắm đồ vật và thường có xu hướng đưa tay lên miệng.

- Trẻ bắt đầu biết nhìn theo một đối tượng đang di chuyển.

Giai đoạn 2: bé từ 4 – 6 tháng

Giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu học cách khám phá thế giới xung quanh, khám phá giọng nói và khả năng ngôn ngữ của mình.

- Tự lật người qua lại và trườn tới những nơi mà bé muốn.

- Phát ra những âm thanh gần giống như tiếng nói.

- Có thể ngồi nếu được ai đó hỗ trợ.

- Cười thành tiếng.

- Đưa tay với lấy đồ chơi trong tầm mắt và cầm nắm chặt các đồ vật có kích thước nhỏ.

- Chuyền đồ vật từ tay này sang tay kia một cách dễ dàng.

Giai đoạn 3: từ 7 – 9 tháng

Giai đoạn này, trẻ có thể khám phá thế giới xung quanh dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ba mẹ cần dành nhiều thời gian ở bên cạnh bé, dạy cho bé biết tên gọi của các đồ vật và bảo vệ bé khỏi những món đồ có thể gây nguy hiểm. 

Giai đoạn này con bắt đầu:

- Bò bằng hai tay và đầu gối, trườn quanh nhà. Đây là bước chuẩn bị cho khả năng đi đứng của bé sau này. Có một số trẻ có thể tập đi mà không cần biết bò trước đó.

- Trẻ có thể bập bẹ được những từ đơn giản như gọi ba, mẹ…

- Vỗ tay và cười khi cảm thấy thích thú.

- Chơi các trò chơi đơn giản như ú oà, vỗ tay, tìm đồ vật.

- Bắt đầu tập bám vịn vào các đồ vật cố định trong nhà để đứng lên.

- Ngồi cố định một chỗ mà không cần đến sự hỗ trợ của bố, mẹ hay người thân.

- Phản ứng lại hoặc đáp lại khi nghe những từ quen thuộc như tên của trẻ, không làm theo khi trẻ không thích và dừng lại khi nghe bố mẹ nói “không được”.

Giai đoạn 4: bé từ 10 – 12 tháng

Hơn ai hết, mẹ sẽ là người có thể thấy rõ sự phát triển của con lúc này. 

- Con thành thạo các kỹ năng cầm nắm, có thể cầm các món đồ nhỏ bằng ngón trỏ và ngón cái, biết các cầm những món đồ có hình dạng phức tạp, bắt đầu tập cầm muỗng.

- Trẻ có thể nói những từ đơn giản một cách rõ ràng, nói được nhiều từ hơn, có thể nói 3 từ liên tục.

- Chỉ vào những món đồ mà con cảm thấy thu hút.

- Gọi bố, mẹ hoặc kéo áo để thu hút sự chú ý của bố mẹ.

- Học theo các hành động, cử chỉ của ba mẹ.

Tuy nhiên, giai đoạn từ 10-12 tháng này, con cần được sự hỗ trợ của ba mẹ để đảm bảo rằng con luôn tránh xa được những nguy hiểm có thể xảy ra.

Ba mẹ hãy kích thích sự phát triển não bộ của con và hoàn thiện các kỹ năng cho bé bằng cách phối hợp với các phương pháp giáo dục hiện đại, phù hợp với độ tuổi của con.

Lưu ý vàng khi chăm sóc trẻ sơ sinh những năm đầu tiên

Hãy đảm bảo môi trường xung quanh trẻ được an toàn, bao gồm cả cảm xúc. Ba mẹ tham khảo những lưu ý dưới đây nhé:

- Tiêm vắc - xin cho trẻ đầy đủ và đúng thời gian để bảo vệ sức khỏe.

- Không lay, lắc trẻ vì trẻ còn rất yếu. Nếu vô tình lắc mạnh, có thể gây tổn thương não, thậm chí khiến trẻ tử vong.

- Luôn để ý mỗi khi con ngủ.

- Thức ăn của con cần được cắt thành miếng nhỏ để tránh tình trạng bị nghẹn. Không cho con chơi những đồ vật có kích thước nhỏ vì trẻ rất dễ nuốt.

- Khi ngồi oto, cần đặt bé ngồi ghế sau và có ghế riêng dành cho trẻ sơ sinh.

- Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

- Không để trẻ chơi bất cứ thứ gì che mặt của trẻ.

- Không để thức ăn nóng hay nước nóng gần trẻ.

Trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên có thể đạt được một số mốc phát triển trước thời gian nhất định hoặc cũng có thể sẽ chậm hơn. Tuy nhiên điều này là bình thường. Thế nhưng, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về sự chậm phát triển của trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần chú ý theo dõi quá trình phát triển của con. Nếu có dấu hiệu bất thường, cho bé đến thăm khám cơ sở y tế để được kiểm tra. 

Bài trước Bài sau
THƯƠNG HIỆU ĐẾN TỪ ÚC

THƯƠNG HIỆU ĐẾN TỪ ÚC

Chất lượng an toàn

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Giao hàng trong vòng 1 ngày

DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Liện hệ qua Email và số điện thoại

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

Chúng tôi đánh giá cao sự bảo mật của bạn